Tăng cường quản lý đất đai nơi có cao tốc Dầu Giây – Liên Khương

Tuyến đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương năm trong Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam giai đoạn 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 326/QĐ- TTg ngày 01/3/2016. Đây là một trong những công trình trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng, có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh Lâm Đông cũng như khu vực Tây Nguyên (gồm dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc đoạn Tân Phú – Báo Lộc và đoạn Bảo Lộc – Liên Khương, sau đây gọi chung là Dự án).

Việc sớm triển khai Dự án sẽ nâng cao khả năng kết nối giữa tỉnh Lâm Đồng với các tỉnh Đông Nam Bộ: đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, giảm tải, tránh tình trạng ùn tắc Và tai nạn giao thông trên Quốc lộ 20, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư của dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú…. Sau khi tỉnh Lâm Đồng được Thủ tướng Chính phủ giao là cơ quan có thẩm quyền thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư, thời gian qua các cấp, ngành, địa phương có liên quan của tỉnh đã khẩn trương thực hiện các hồ sơ, thủ tục, bước công việc đề triển khai dự án.

Để tăng cường công tác quản lý đất đai, quy hoạch, trật tự xây dựng, thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng nhằm chuẩn bị đầu tư Dự án đảm bảo các yêu cầu theo quy định; Ủy ban nhân dân tỉnh có ý kiến như sau:

tăng cường quản lý đất cao tốc dầu giây liên khương đi qua

CÁC ĐỊA PHƯƠNG CÓ DỰ ÁN ĐI QUA

a) Phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện thuận lợi cho Ban Quản lý dự án Giao thông tỉnh trong quá trình triển khai thực hiện Dự án;

b) Chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc thực hiện (làm chủ đầu tư) công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư của Dự án đi qua từng địa phương theo quy định;

c) Khẩn trương hoàn thành việc xác định phạm vi, ranh giới thu hôi, loại đất, cây trồng; số hộ dân bị ảnh hưởng, số hộ dân cần bố trí tái định canh và bố trí tái định cư; đề xuất cụ thể quỹ đất phục vụ việc tái định canh, tái định cư của Dự án (diện tích đất Dự án và đất tái định canh, tái định cư của Dự án – sau đây gọi chung là phạm vi Dự án); gửi Ban Quản ly dự án Giao thông tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp chung, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 31/10/2022;

d) Rà soát, tổng hợp việc sử dụng đất để thực hiện Dự án trong quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của địa phương theo quy định (tuyệt đối không quy hoạch loại đất khác ngoài đất giao thông thuộc ranh giới thu hồi để thực hiện đường cao tốc và hành lang bảo vệ an toàn) và để xuất cụ thể quỹ đất dọc hai bên tuyến đường cao tốc có khả năng phát triển kinh tế – xã hội, phát triển dân cư, đô thị, khu chức năng, các trạm dừng chân… sau khi Dự án đường cao tốc đưa vào khai thác sử dụng (sau đây gọi chung là quỹ đất phục vụ Dự án);

đ) Công bố công khai về hướng tuyến đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương đi qua địa bàn quản lý đê người dân được biết, chấp hành theo quy định (hô sơ do Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh cung cấp);

e) Thực hiện các hình thức phù hợp để thường xuyên thông tin, tuyên truyền về phạm vi Dự án, quỹ đất phục vụ Dự án để các tổ chức, cá nhân biết, thực hiện. Đồng thời tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân không lấn, chiếm đất, hủy hoại đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa trái phép, xây dựng công trình trái phép trên đất, không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm… thuộc phạm vi của Dự án và quỹ đất phục vụ Dự án (các trường hợp nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật);

ê) Tăng cường quản lý đất đai, quy hoạch, trật tự xây dựng trên địa bàn, nhất là trong phạm vi Dự án và quỹ đất phục vụ Dự án; chỉ giải quyết hoặc kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc chuyển mục đích sử dụng đất thuộc phạm vi Dự án đối với các dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận, phê duyệt;

h) Kịp thời phát hiện, xử lý hoặc để xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật đất đai, xây dựng theo quy định; chịu trách nhiệm nếu để xảy ra các vi phạm pháp luật đất đai, xây dựng mà không kịp thời phát hiện, xử lý;

k) Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường đưa phạm vi, ranh giới thu hồi, loại đất, vị trí đất phục vụ việc tái định canh, tái định cư,… nêu trên ra ngoài quy hoạch 03 loại rừng (trong diện tích khoảng 59.000 ha được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022) và cập nhật vào quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2030 và kế hoạch sử dụng đất hàng năm của địa phương theo quy định.

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

a) Tiếp tục đôn đốc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố khẩn trương hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 của địa phương; trình thẩm định, thông qua, phê duyệt theo quy định (trước ngày 31/10/2022);

b) Thường xuyên đôn đốc, kịp thời thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chấp thuận ranh giới, diện tích đất thu hồi thuộc phạm vi Dự án và quỹ đất phục vụ Dự án (các trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật);

c) Không xem xét, giải quyết hoặc chỉ đạo đơn vị trực thuộc không xem xét, giải quyết các trường hợp đề nghị tách thửa thuộc phạm vi Dự án đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, phê duyệt.

Sở Xây dựng phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, cập nhật hướng tuyến cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc, Bảo Lộc – Liên Khương; các điểm kết nối giữa đường cao tốc với các tuyến đường hiện hữu; các quỹ đất phục vụ Dự án theo đề xuất của địa phương vào quy hoạch phát triển vùng huyện và quy hoạch có liên quan để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp trong công tác quản lý, thực hiện yêu cầu nêu trên; kịp thời hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có tuyến đường cao tốc đi qua thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước thuộc phạm vi, ranh giới Dự án, hành lang bảo vệ an toàn đường cao tốc theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có những khó khăn, vướng mắc; đề nghị các cơ quan, địa phương, đơn vị có liên quan báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường đề tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, xử lý kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *