Với ưu thế về vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên… Lâm Đồng đã trở thành “điểm sáng” trên bản đồ du lịch của đất nước. Những năm qua Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã có những đề xuất, định hướng phát triển, để đánh thức tiềm năng và lợi thế sẵn có của tỉnh, đưa Lâm Đồng trở thành trung tâm kinh tế – xã hội, văn hóa – du lịch, thu hút đầu tư và là đầu mối giao thương quan trọng của khu vực và cả nước.
Như vậy theo quy hoạch tỉnh Lâm Đồng, tỉnh đã có những định, mục tiêu phát triển ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về quy hoạch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 tầm nhìn 2050!
Vị trí và đơn vị hành chính, địa hình của tỉnh Lâm Đồng
Vị trí: Lâm Đồng nằm ở phía Nam khu vực Tây Nguyên và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nằm tiếp giáp với 2 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận về phía Đông. Nằm giáp với Đắk Nông, Bình Phước về phía Tây. Giáp 2 tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận về phía Tây. Về Phía Bắc Lâm Đồng giáp với Đắk Lắk.
Đơn vị hành chính: Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính, trong đó Đà Lạt và Bảo Lộc là thành phố của tỉnh. 10 huyện gồm có Bảo Lâm, Cát Tiên, Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Đam Rông, Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương, Lâm Hà. Tương ứng với 147 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 111 xã, 18 phường, 13 thị trấn)
Mục tiêu quy hoạch tỉnh Lâm Đồng
Theo định hướng Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 tầm nhìn 2050, với mục tiêu xây dựng và phát triển Lâm Đồng trở thành vùng kinh tế động lực của khu vực Tây Nguyên, với hệ thống hạ tầng đồng bộ và hiện đại.
Phát triển Lâm Đồng trở thành trung tâm nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao mang tầm quốc gia và quốc tế.
Đầu mối giao thương của vùng, trung tâm giao thương Vùng Tây Nguyên, vùng Thành phố Hồ Chí Minh và vùng duyên hải Nam Trung Bộ
Định hướng phát triển hệ thống đô thị theo hướng tăng trưởng xanh, đáp ứng xu thế hội nhập, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời phát triển ngành du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, kết hợp với tìm hiểu về văn hóa… mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
Phát triển Lâm Đồng trở thành nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng của vùng
Phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản để tận dụng tối đa lợi thế của tỉnh.
Trong quy hoạch định hướng Lâm Đồng phát triển các không gian xanh, du lịch, sản xuất nông nghiệp… gắn với tình hình thực tế, bảo tồn đa dạng sinh học.
Có vị trí quan trọng về Quốc phòng và an ninh khu vực Tây Nguyên và cả nước.
Thông tin quy hoạch tỉnh Lâm Đồng
Định hướng phát triển đô thị:
+ Đến năm 2025: Toàn tỉnh có 19 đô thị. Trong đó: TP. Đà Lạt là đô thị loại I của tỉnh và TP. Bảo Lộc là đô thị loại II. Các huyện gồm Đức Trọng, Thạnh Mỹ, Đinh Văn, Di Linh, Lộc Thắng, Mađaguôi được định hướng là đô thị loại IV
Các huyện gồm Lạc Dương, Dran, Bằng Lăng, Đạ Rsal, Nam Ban, Lộc An, Hòa Ninh, Đạm Ri, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Phước Cát được định hướng là đô thị loại V
+ Năm 2035: toàn tỉnh Lâm Đồng sẽ có 19 đô thị. Trong đó: TP. Đà Lạt vẫn là đô thị loại I, TP. Bảo Lộc là đô thị loại II
+ Các huyện Đức Trọng và Di Linh định hướng trở thành đô thị loại III
+ Các huyện Thạnh Mỹ, Đinh Văn, Nam Ban, Lộc Thắng, Mađaguôi, Đạ Tẻh là đô thị loại IV
+ Các huyện Lạc Dương, Dran, Bằng Lăng, Đạ Rsal, Lộc An, Hòa Ninh, Đạm Ri, Cát Tiên, Phước Cát định hướng là đô thị loại V
+ Phát triển 2 thị tứ đạt tiêu chuẩn đô thị loại V là Lộc Phú, Bảo Lâm, Tân Hà, Lâm Hà
Phân vùng phát triển kinh tế của tỉnh Lâm Đồng: Gồm có 3 tiểu vùng, với định hướng phát triển khác nhau
+ Tiểu vùng I: TP. Đà Lạt và vùng phụ cận bao gồm TP Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, một phần huyện Lâm Hà. Tiểu vùng I được định hướng là vùng phát triển kinh tế động lực của tỉnh, liên kết với các vùng đặc thù về du lịch sinh thái, nông nghiệp, bảo tồn phát huy lợi thế về tự nhiên và văn hóa… Trong đó, TP. Đà Lạt là đô thị trung tâm, trung tâm du lịch cấp quốc gia, trung tâm chuyên ngành về nghiên cứu, đào tạo cấp vùng Tây Nguyên và cấp quốc gia.
+ Tiểu vùng II: gồm có Di Linh, Đam Rông và phía Tây huyện Lâm Hà trong đó Di Linh là trung tâm. Tiểu vùng II được định hướng là vùng đệm sinh thái, phát triển vùng chuyên canh theo hướng nông nghiệp sạch và ứng dụng công nghệ cao, phát triển thương mại dịch vụ, làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái rừng, du lịch điều dưỡng…
+ Tiểu vùng III: gồm cón TP Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên. Đây là vùng động lực kinh tế phía Tây Nam tỉnh Lâm Đồng, phát triển chủ yếu công nghiệp nhẹ phát triển thương mại dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng, bảo tồn đa dạng sinh học. Trong đó, TP. Bảo Lộc và vùng phụ cận là trung tâm tiểu vùng phía Nam của tỉnh, định hướng phát triển tiệm cận tiêu chuẩn đô thị loại I.
Về quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông của tỉnh Lâm Đồng
Đường bộ: Đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt với quy mô 4 làn xe vận tốc thiết kế 80-100km/h. Trong đó đoạn đi qua tỉnh Lâm Đồng có chiều dài 139,2 km nối với các tuyến giao thông huyết mạch của khu vực như đường 721, quốc lộ 55, quốc lộ 28, quốc lộ 27…
+ Tiếp tục đầu tư, nâng cấp và mở rộng các tuyến đường trọng điểm như: quốc lộ 20, quốc lộ 27, quốc lộ 28, quốc lộ 55.
+ Cải tạo và nâng cấp đường tỉnh: 721, 722, 724, 726, 727, 728, 729…
+ Đề xuất nâng cấp toàn tuyến 725 kết hợp mở mới một vài đoạn tuyến thành quốc lộ
Đường sắt: Có những phương án khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt, được biết đây là tuyến đường sắt răng cưa độc đáo trong lịch sử đường sắt thế giới, tuy nhiên đến nay đã hư hỏng nhiều. Dự án đang trong quá trình kêu gọi nhà đầu tư.
6 tuyến đường sắt đô thị Thành phố Đà Lạt đã quy hoạch bằng monorail (hệ thống vận tải một ray) phục vụ các tuyến du lịch trên địa bàn.
Đường hàng không: Nâng cấp cảng hàng không Liên Khương từ cấp 4D lên cấp 4E, phục vụ nhu cầu bay nội địa và bay quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển, kết nối giao thương thu hút khách du trong và ngoài nước đến với Lâm Đồng.
+ Sân bay quân sự kết hợp dân dụng Cam Ly (Đà Lạt).
Trên đây là Thông tin quy hoạch tỉnh Lâm Đồng, hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp độc giả sẽ nắm được phần nào về định hướng quy hoạch của tỉnh, xu thế phát triển, chính sách thu hút đầu tư.